
Bạn có biết rằng, mọi em bé không cần thức ăn đặc cho đến khi chúng được khoảng 6 tháng tuổi? Mốc thời gian này đã được các bác sỹ chuyên khoa Nhi và các chuyên gia về dinh dưỡng xác nhận, trước khoảng thời gian trên, bé chỉ cần uống sữa mẹ và bổ sung Vitamin D định kỳ.
Tuy nhiên, bé bắt đầu ăn dặm không đồng nghĩa với việc từ bỏ sữa mẹ hay sữa công thức. Ở giai đoạn này, vị giác của em bé sẽ phát triển vượt trội bởi lẽ bé được tiếp xúc với một thế giới đa dạng về hương vị và ngập tràn dinh dưỡng
Với bất kì một loại thực phẩm nào bạn cho bé nếm thử, em bé sẽ dễ dàng chấp nhận chúng hơn. Do đó, bạn hãy cố gắng cung cấp thật đa dạng các hương vị khác nhau từ nhiều nguồn thực phẩm trong bữa ăn cho bé. Và đừng bỏ lỡ 7 gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi được đề cập dưới đây.
Những loại thực phẩm mẹ nên cho bé ăn lúc 6 tháng tuổi
Giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển hoàn thiện nhưng chúng cần thời gian để thích ứng với thức ăn đặc. Vì vậy, các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa là lựa chọn tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến những loại gây dị ứng cho em bé của bạn.
Những loại thực phẩm mẹ nên tránh cho bé ăn lúc 6 tháng tuổi
Để đảm bảo an toàn cho mỗi bữa ăn của trẻ, có khá nhiều loại thực phẩm bạn cần tránh trong thực đơn ăn dặm của bé, ví dụ như:

Bé 6 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?
Ở giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, bé nhận được hầu hết nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng từ sữa mẹ (hoặc sữa công thức). Do đó, khi tập cho bé ăn dặm, bạn nên bắt đầu với 2 - 3 muỗng café để bé quen với việc nếm và nuốt các kết cấu thực phẩm đặc và rắn hơn sữa.
Một số mẹ sẽ cảm thấy stress và mất bình tĩnh khi tốc độ ăn của bé khá chậm hoặc bé không hợp tác trong “cuộc chiến” ăn dặm đầy khó khăn này. Tuy nhiên, đừng quá tạo áp lực cho bé và cho chính bạn. Em bé của bạn sẽ ăn như chúng cần và theo tốc độ của riêng chúng.
Thay vì thúc giục con, bạn hãy dành thời gian để chú ý đến các dấu hiệu và phản ứng của bé. Ví dụ như: bé tự đưa thìa lên miệng hoặc mở miệng khi chiếc thìa đến gần là bé muốn tiếp tục ăn; nếu bé quay đầu đi, ngậm miệng lại hoặc khóc khi chiếc thìa đến gần thì bạn nên kết thúc bữa ăn.
Đừng băn khoăn nếu có thức ăn thừa trên khay, đừng bao giờ ép trẻ ăn thêm và hãy để mỗi bữa ăn của trẻ diễn ra vui vẻ.
7 gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Mỗi em bé là một cá thể khác nhau và thực đơn dưới đây chỉ nên được sử dụng như một tài liệu tham khảo và hướng dẫn.
| Thức dậy | Ăn sáng | Giữa buổi sáng | Ăn trưa | Giữa buổi chiều | Ăn tối | Trước khi đi ngủ |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Thứ 2 | Sữa | Sốt táo với ngũ cốc | Sữa + đu đủ thái lát | Cá tuyết với rau củ và cơm | Sữa | Việt quất + lê xay nhuyễn | Sữa |
Thứ 3 | Sữa | Lê nghiền nhuyễn trộn với ngũ cốc | Sữa + đu đủ thái lát | Hỗn hợp bí đau + sốt táo | Sữa | Rau + khoai tây nghiền | Sữa |
Thứ 4 | Sữa | Bơ xay nhuyễn trộn với ngũ cốc | Sữa + phomai lát mỏng | Gà nghiền nhuyễn + combo rau + khoai tây nghiền nhuyễn | Sữa | Cơm + chuối và bơ xay nhuyễn | Sữa |
Thứ 5 | Sữa | Xoài xay nhuyễn trộn với ngũ cốc | Sữa + dưa hấu thái lát | Đậu lăng hầm + thịt bò xay nhuyễn | Sữa | Chuối xay nhuyễn + sốt táo | Sữa |
Thứ 6 | Sữa | Sốt táo với ngũ cốc | Sữa + sữa chua chuối nghiền | Thị lợn xay nhuyễn + cơm | Sữa | Bông cải xanh, khoai tây và lê nghiền nhuyễn | Sữa |
Thứ 7 | Sữa | Hỗn hợp chuối nghiền trộn với ngũ cốc | Sữa + bông cải xanh hấp | Cá hồi hấp, rau bina + khoai tay trộn | Sữa | Táo và lê xay nhuyễn + cơm gạo lức | Sữa |
CN | Sữa | Đào xay nhuyễn hoặc lê nấu chín mềm | Sữa + carot cắt que hấp | Gà xay nhuyễn + bí đao xay nhuyễn | Sữa | Rau mùi tây + đu đủ nghiền | Sữa |
Xem thêm: 4 THỰC ĐƠN CHO BÉ 14 THÁNG TUỔI BIẾNG ĂN
Tổng Kết
Bạn sẽ cho em bé của bạn bắt đầu ăn dặm khi nào? 4 tháng, 6 tháng hay 8 tháng tuổi? Dù thế nào đi nữa, giai đoạn tốt nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi bằng nhiều loại thực phẩm bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức để giúp cho con bạn có một thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ nhỏ.
Hy vọng rằng, với những gợi ý về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi ở trên, bạn sẽ không phải băn khoăn với những câu hỏi: “Bé ăn được gì? Bé nên ăn gì? Hay hôm nay ăn gì?” mà vẫn đảm bảo đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
